Processing math: 0%

Phương trình mặt cầu - Ôn thi tốt nghiệp

Ôn thi tốt nghiệp THPT
Phương trình mặt cầu

Mặt cầu tâm I (a; b; c) và có bán kính R có phương trình 
+ Dạng 1.
\boxed{(S): {(x - a)^2} + {(y - b)^2} + {(z - c)^2} = {R^2}}
Phương trình {x^2} + {y^2} + {z^2} - 2ax - 2by - 2cz + d = 0 với {a^2} + {b^2} + {c^2} - d > 0 
là phương trình của mặt cầu có tâm I (a; b; c) và bán kính R = \sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2} - d} .
Để một phương trình là một phương trình mặt cầu, cần thỏa mãn hai điều kiện:
Hệ số trước {x^2},{\rm{ }}{y^2},{\rm{ }}{z^2} phải bằng nhau và {a^2} + {b^2} + {c^2} - d > 0 

Bài toán. Viết phương trình mặt cầu

Dạng 1. Mặt cầu tâm I (a; b; c) và có bán kính R
{{{(x - a)}^2} + {{(y - b)}^2} + {{(z - c)}^2} = {R^2}}
Dạng 2. Viết phương trình mặt cầu (S) có tâm I (a; b; c) và đi qua điểm A\left( {{x_A};\,{y_A};\,{z_A}} \right)
Phương pháp giải 
+ Tâm của mặt cầu I (a; b; c).
+ Bán kính mặt cầu:
R = IA = \sqrt {{{\left( {{x_A} - a} \right)}^2} + {{\left( {{y_A} - b} \right)}^2} + {{\left( {{z_A} - c} \right)}^2}}
Dạng 3. Viết phương trình mặt cầu (S) có đường kính AB với A\left( {{x_A};{\mkern 1mu} {y_A};{\mkern 1mu} {z_A}} \right), B\left( {{x_B};{\mkern 1mu} {y_B};{\mkern 1mu} {z_B}} \right) cho trước.
Phương pháp giải:
+ Tâm mặt cầu là trung điểm của đoạn AB: I\left( {\frac{{{x_A} + {x_B}}}{2};{\mkern 1mu} \frac{{{y_A} + {y_B}}}{2};{\mkern 1mu} \frac{{{z_A} + {z_B}}}{2}} \right).
+ Bán kính mặt cầu:
R = \sqrt {{{\left( {{x_B} - {x_A}} \right)}^2} + {{\left( {{y_B} - {y_A}} \right)}^2} + {{\left( {{z_B} - {z_A}} \right)}^2}}

Bài tập phương trình mặt cầu trong các đề thi Tốt nghiệp THPT

Câu 1. (ĐTK2022) Trong không gian Oxyz, mặt cầu \left( S \right):{\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {z^2} = 9 có bán kính bằng
 A. 3.
 B. 81.
 C. 9.
 D. 6.
Câu 2. (Đề Tham Khảo 2021) Trong không gian Oxyz, mặt cầu \left( S \right):{x^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} + {z^2} = 9 có bán kính bằng
 A. 9.
 B. 3.
 C. 18.
 D. 6.
Câu 3. (Đề Tham Khảo 2020 Lần 1) Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu \left( S \right):\,{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 16. Tâm của mặt cầu đã cho có tọa độ là
 A. \left( { - 1\,;\, - 2\,;\, - 3} \right).
 B. \left( {1\,;\,2\,;\,3} \right).
 C. \left( { - 1\,;\,2\,;\, - 3} \right).
 D. \left( {1\,;\, - 2\,;\,3} \right).
Câu 4. (Đề Tham Khảo 2020 Lần 2) Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu \left( S \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 4} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 9. Tâm của mặt cầu đã cho có tọa độ là
 A. \left( { - 2;4; - 1} \right).
 B. \left( {2; - 4;1} \right).
 C. \left( {2;4;1} \right).
 D. \left( { - 2; - 4; - 1} \right).
Câu 5. (Mã 102 - 2020 Lần 1) Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu (S):{x^2} + {y^2} + {(z - 1)^2} = 16. Bán kính của mặt cầu (S) bằng
 A. 32.
 B. 8.
 C. 4.
 D. 16.
Câu 6. (Mã 101- 2020 Lần 2) Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu (S):{(x + 1)^2} + {(y + 2)^2} + {(z - 3)^2} = 9. Tâm của mặt cầu có tọa độ là
 A. ( - 2; - 4;6).
 B. (2;4; - 6).
 C. ( - 1; - 2;3).
 D. (1;2; - 3).
Câu 7. (Mã 104 - 2019) Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu \left( S \right):\,\,{x^2} + {y^2} + {z^2} - 2y + 2z - 7 = 0. Bán kính của mặt cầu đã cho bằng
 A. \sqrt {15} .
 B. \sqrt {7} .
 C. 9.
 D. 3.
Câu 8. (Đề Minh Họa 2020 Lần 1) Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu (S)  có tâm I\left( {0\,;\,0\,;\, - 3} \right) và đi qua điểm M\left( {4\,;\,0\,;\,0} \right). Phương trình của (S) là
 A. {x^2} + {y^2} + {\left( {z + 3} \right)^2} = 25.
 B. {x^2} + {y^2} + {\left( {z + 3} \right)^2} = 5.
 C. {x^2} + {y^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 25.
 D. {x^2} + {y^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 5.
Câu 9. (Mã 110 - 2017) Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, tìm tất cả các giá trị của m để phương trình {x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x - 2y - 4z + m = 0 là phương trình của một mặt cầu
 A. m < 6.
 B. m \ge 6.
 C. m \le 6.
 D. m > 6.
Câu 10. (Đề Tham Khảo 2019) Trong không gian Oxyz, cho hai điểm I\left( {1;1;1} \right)A\left( {1;2;3} \right). Phương trình mặt cầu có tâm I và đi qua A là
 A. {\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 5.
 B. {\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 29.
 C. {\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 5.
 D. {\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 25.

Điểm đạt được = Đáp án:
Next Post Previous Post
No Comment
Add Comment
comment url