Phương trình mũ và cách giải - Toán 12
PHƯƠNG TRÌNH MŨ CƠ BẢN
a^x=m\Leftrightarrow x=\log_a m, (a>0,a\ne 1,b>0)
Trong trường hợp b<0 thì phương trình trên vô nghiệm
Ví dụ 1. Giải phương trình: 2^{2x}=4
Giải
2^{2x}=4\Leftrightarrow 2x=\log_2 4\Leftrightarrow 2x=2\Leftrightarrow x=1
Ví dụ 2. Giải {{5}^{3x-2}}=4
Giải
{{5}^{3x-2}}=4\Leftrightarrow 3x-2={{\log }_{5}}4
\Leftrightarrow 3x=2+{{\log }_{5}}4\Leftrightarrow x=\dfrac{2}{3}+\dfrac{1}{3}{{\log }_{5}}4
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI PHƯƠNG TRÌNH MŨ THƯỜNG GẶP
PHƯƠNG PHÁP ĐƯA VỀ CÙNG CƠ SỐ
a^{f(x)}=a^{g(x)}\Rightarrow f(x)=g(x),(a>0,a\ne 1)
Ví dụ 1. Giải 9^{x+1}=27^{2x+1}
Giải
9^{x+1}=27^{2x+1}
\Leftrightarrow 3^{2(x+1)}=3^{3(2x+1)}
\Leftrightarrow 2(x+1)=3(2x+1)
\Leftrightarrow 2x+2=6x+3
\Leftrightarrow 4x=-1
\Leftrightarrow x=-\dfrac{1}{4}
Ví dụ 2. Giải (2+\sqrt{3})^{2x}=2-\sqrt{3}
Giải
Nhận xét. 2-\sqrt{3}=(2+\sqrt{3})^{-1} (Sử dụng casio đề check)
(2+\sqrt{3})^{2x}=2-\sqrt{3}
\Leftrightarrow (2+\sqrt{3})^{2x}=(2+\sqrt{3})^{-1}
\Leftrightarrow 2x=-1
\Leftrightarrow x=-\dfrac{1}{2}
PHƯƠNG PHÁP ĐẶT ẨN PHỤ
Ví dụ 1. Giải 9^x-4.3^x-45=0
Giải
9^x-4.3^x-45=0\Leftrightarrow 3^{2x}-4.3^x-45=0
Đặt t=3^x điều kiện t>0
Phương trình trở thành
t^2-4t-45=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & t=9(tm) \\ & t=-5(loai) \\ \end{align} \right.
Với t=9\Leftrightarrow 3^x=9\Leftrightarrow x=2
Ví dụ 2. Giải {{\left( \sqrt{2-\sqrt{3}} \right)}^{x}}+{{\left( \sqrt{2+\sqrt{3}} \right)}^{x}}=4\left( 1 \right)
Giải
Dễ thấy {{\left( \sqrt{2-\sqrt{3}} \right)}^{x}}={{\left( \sqrt{2+\sqrt{3}} \right)}^{-x}}
\left( 1 \right)\Leftrightarrow {{\left( \sqrt{2+\sqrt{3}} \right)}^{-x}}+{{\left( \sqrt{2+\sqrt{3}} \right)}^{x}}=4\left( 2 \right)
Đặt t={{\left( \sqrt{2-\sqrt{3}} \right)}^{x}}
Khi đó
\left( 2 \right)\Leftrightarrow {{t}^{-1}}+t=4\Leftrightarrow {{t}^{2}}-4t+1=0
\Leftrightarrow \left[ \begin{align}& t=2+\sqrt{3} \\ & t=2-\sqrt{3} \\\end{align} \right.
Với t=2+\sqrt{3}\Leftrightarrow {{\left( \sqrt{2+\sqrt{3}} \right)}^{x}}=2+\sqrt{3}
\Leftrightarrow {{\left( 2+\sqrt{3} \right)}^{\frac{x}{2}}}={{\left( 2+\sqrt{3} \right)}^{1}}\Leftrightarrow \dfrac{x}{2}=1\Leftrightarrow x=2
Vối t=2-\sqrt{3}\Leftrightarrow {{\left( \sqrt{2+\sqrt{3}} \right)}^{x}}=2-\sqrt{3}
\Leftrightarrow {{\left( 2+\sqrt{3} \right)}^{\frac{x}{2}}}={{\left( 2+\sqrt{3} \right)}^{-1}}\Leftrightarrow \dfrac{x}{2}=-1\Leftrightarrow x=-2
Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt x=\pm 2
PHƯƠNG PHÁP LOGARIT HOÁ
Phương pháp logarit hoá thường sử dụng khi hai cơ số hoàn toàn khác nhau và không có liên hệ gì
Ví dụ 1. Giải {{2}^{{{3}^{x}}}}={{3}^{{{2}^{x}}}}
Giải
Lấy logarit cơ số 3 của hai vế ta được
{{\log }_{3}}{{2}^{{{3}^{x}}}}={{\log }_{3}}{{3}^{{{2}^{x}}}}\Leftrightarrow {{3}^{x}}{{\log }_{3}}2={{2}^{x}}
\Leftrightarrow \dfrac{{{2}^{x}}}{{{3}^{x}}}={{\log }_{3}}2\Leftrightarrow {{\left( \dfrac{2}{3} \right)}^{x}}={{\log }_{3}}2\Leftrightarrow x={{\log }_{\frac{2}{3}}}\left( {{\log }_{3}}2 \right)
Ví dụ 2. Giải {{5}^{x}}{{.8}^{\frac{x-1}{x}}}=500
Giải
Điều kiện x\ne 0
Lấy logarit cơ số 5 hai vế ta được
{{\log }_{5}}\left( {{5}^{x}}{{.8}^{\frac{x-1}{x}}} \right)={{\log }_{5}}500
\Leftrightarrow {{\log }_{5}}\left( {{5}^{x}} \right)+{{\log }_{5}}\left( {{8}^{\frac{x-1}{x}}} \right)={{\log }_{5}}\left( 125\times 4 \right)
\Leftrightarrow x+\frac{x-1}{x}{{\log }_{5}}8=3+{{\log }_{5}}4=3+2{{\log }_{5}}2
\Leftrightarrow {{x}^{2}}+\left( x-1 \right){{\log }_{5}}8=\left( 3+2{{\log }_{5}}2 \right)x
\Leftrightarrow {{x}^{2}}+\left( x-1 \right){{\log }_{5}}{{2}^{3}}=\left( 3+2{{\log }_{5}}2 \right)x
\Leftrightarrow {{x}^{2}}+3\left( x-1 \right){{\log }_{5}}2=\left( 3+2{{\log }_{5}}2 \right)x
\Leftrightarrow {{x}^{2}}+\left( {{\log }_{5}}2-3 \right)x-3{{\log }_{5}}2=0
Solve thấy nghiệm x=3 nên ta đưa về
\Leftrightarrow \left( x-3 \right)\left( x+{{\log }_{5}}2 \right)=0
Tham khảo thêm bài viết
- Rút gọn biểu thức chứa logarit
- Phương trình logarit
- Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Hàm số lũy thừa. Hàm số mũ. Hàm số loagrit
- Toán12. Hàm số lũy thừa. Hàm số mũ. Hàm số loagrit
Tags: # Toán 12